Luôn đồng hành với khách hàng| Hotline: 094 323 8228

Trang chủ / Tin Tức / Tính Từ Là Gì? Phân Loại, Vị Trí, Cách Xác Định Tính Từ

Tính Từ Là Gì? Phân Loại, Vị Trí, Cách Xác Định Tính Từ

Tính từ là gì? Tính từ là một loại từ cơ bản, quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt. Tính từ được dùng để chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng... Cùng tìm hiểu chi tiết về các loại tính từ, vị trí và cách xác định tính từ thông qua các ví dụ cụ thể dưới đây.

  1. 1. Tính từ là gì?
  2. 2. Cụm tính từ là gì?
  3. 3. Chức năng của tính từ
  4. 4. Các loại tính từ
    1. 1. Tính từ chỉ trạng thái
    2. 2. Tính từ chỉ đặc điểm
    3. 3. Tính từ chỉ mức độ
  5. 5. Dấu hiệu nhận biết tính từ
  6. 6. Bài tập ví dụ về tính từ

Tính từ là gì?

Tính từ là từ dùng để mô tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng hoặc của hành động. Sự kết hợp giữa tính từ và các từ khác sẽ tạo ra cụm tính từ.

Theo Tác giả Đinh Văn Đức đã phát hiện rằng tính từ có mối liên hệ với cả danh từ và động từ. Ông mô tả tính từ giống như một từ loại đặc trưng của mọi khái niệm và được thể hiện qua danh từ và động từ.

Tính từ là gìTính từ là gì

Cụm tính từ là gì?

Cụm tính từ là một tổ hợp từ được tạo thành do một tính từ kết hợp với các từ ngữ phụ thuộc nhằm bổ sung ý nghĩa cho tính từ đó. Cụm tính từ thì có ý nghĩa đầy đủ và cấu trúc phức tạp hơn so với một tính từ đơn lẻ. Nhưng nó lại hoạt động trong câu giống như một tính từ.

Ví dụ: Tính từ đơn lẻ: xinh đẹp, ta có cụm tính từ là cực kỳ xinh đẹp.

 

Chức năng của tính từ

Ngoài tìm hiểu Tính từ là gì thì tiếp theo chúng ta cùng khám phá chức năng của tính từ. Trong giao tiếp và văn học, tính từ giữ một vai trò không thể phủ nhận. Các tính từ thường dùng với động từ và danh từ nhằm mô tả thêm về tính chất, đặc điểm cũng như mức độ của một vật, sự việc hay người nào đó

Tính từ không chỉ giúp thông điệp trở nên phong phú hơn. Nó còn giúp người nghe hoặc đọc hiểu rõ hơn về sự vật hay sự việc được nhắc đến. Đồng thời, tính từ còn làm cho cách diễn đạt trở nên linh hoạt hơn. Các chức năng chính của tính từ trong một câu, bao gồm:

Tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ (chủ ngữ): thường có vị trí làm vị ngữ

Tính từ đứng ở vị trí chủ ngữ hoặc bổ ngữ.

Tính từ là gìVị trí của tính từ

Các loại tính từ

Tính từ là một từ loại quan trọng nên ngoài việc nắm được Tính từ là gì. Thì bạn cần hiểu về phân loại chúng. Thực tế, có nhiều cách để phân loại ra tính từ trong ngữ pháp.

Có thể chia tính từ ra làm hai danh mục:

Tính từ biểu thị đặc điểm của sự vật, hiện tượng và mô tả hành động. Ví dụ: bền bỉ, ổn định, toàn vẹn, hoàn hảo, kiên trì, gian nan, đơn giản...

Tính từ biểu thị đặc điểm của người, sự vật, hiện tượng, hay mô tả danh từ chỉ người, vật, hoặc hiện tượng. Ví dụ: trẻ trung, xinh đẹp, già dặn, bí mật, xuân tươi...

Tuy nhiên, với cách phân loại này đôi khi trở nên phức tạp và khó hiểu. Do đó, người ta thường chia tính từ thành các loại như sau: 

Tính từ là gìCác loại tính từ

Tính từ chỉ trạng thái

Tính từ chỉ trạng thái được hiểu là từ chỉ tình trạng hiện tại của một sự vật hoặc cá nhân. Nó tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, các tính từ mô tả trạng thái là những từ ngữ phản ánh rõ nhất về tất cả các trạng thái của con người, sự vật, hay hiện tượng. Các từ miêu tả trạng thái phổ biến như: hạnh phúc, buồn bã, đau đớn, tủi thân, yên bình, ồn ào…

Tính từ chỉ đặc điểm

Là tính từ dùng để miêu tả những điểm đặc trưng của một sự vật, hiện tượng nào đó. Đây là những đặc trưng riêng vốn có của sự vật, động vật, đồ vật, cây cỏ,... Bằng cách dùng các tính từ để mô tả giúp người nghe hoặc đọc dễ dàng hình dung được sự khác biệt trong hình dạng, màu sắc, mùi vị hay các đặc điểm khác.

Những đặc điểm này lại được chia ra làm hai loại chính:

Đặc điểm bên ngoài: Là những điểm đặc trưng của một sự vật hoặc hiện tượng, được nhận biết thông qua các giác quan như thị giác, xúc giác, và vị giác. Hay qua các yếu tố như màu sắc, hình dáng, và âm thanh.

Đặc điểm bên trong: Là những nét riêng biệt về tính chất mà để nhận ra chúng. Tuy nhiên chúng ta cần sự quan sát kết hợp với suy luận, khái quát cùng nhiều yếu tố tư duy khác. Điều này bao gồm các đặc điểm về tính tình, tâm lý, tính cách của một người, hay như độ bền và giá trị của một đồ vật.

Tính từ chỉ mức độ

Là những từ dùng thể hiện mức độ của một hành động hay sự kiện nào đó trong câu. Các tính từ mức độ thông dụng như nhanh, chậm, xa, gần, lề mề,... Ngoài 2 cách phân loại đã đề cập, còn một cách phân loại khác cũng có thể đề cập đến. Đó là việc chia tính từ ra thành 2 loại:

Tính từ tự thân: Là nhóm từ vựng dùng thể hiện về những đặc tính như màu sắc, quy mô, hình dạng, âm thanh, mức độ,.. Nhìn chung các đặc điểm cũng có thể đứng độc lập và mô tả một cách cụ thể về một sự vật, hiện tượng.

Tính từ không tự thân:  Tính từ không tự thân là những từ không phải là tính từ theo loại từ. Chúng sẽ thuộc nhóm từ loại khác như danh từ hoặc động từ. Tuy nhiên, chúng có khả năng chuyển loại và được dùng như tính từ để mô tả đặc tính hoặc trạng thái của một đối tượng, Từ đó, tạo ra sự linh hoạt trong ngôn ngữ.

 

Dấu hiệu nhận biết tính từ

Để xác định tính từ, bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau đây:

Tính từ thường đi kèm với các từ chỉ mức độ. Chẳng hạn như rất, vô cùng, lắm, hơi, cực kỳ. Là những biểu hiện thường gặp của tính từ.

Theo bản chất, tính từ được sử dụng để mô tả các đặc điểm bên ngoài như kích thước, hình dáng và tính cách bên trong của con người, sự vật hay hiện tượng.

Tính từ thường đảm nhận vai trò là vị ngữ trong câu

 

Bài tập ví dụ về tính từ

Bài 1: Tìm tính từ trong đoạn văn

Đọc đoạn văn sau và gạch dưới các tính từ:

Đoạn văn:

"Mùa xuân năm nay đến thật sớm. Những cơn gió nhẹ mang theo hơi ấm của đất trời. Những cây hoa đào bắt đầu nở rộ, khoe sắc đỏ rực rỡ. Đứng dưới tán cây, tôi cảm thấy lòng mình trở nên vui vẻ và phấn khởi. Từng làn sóng nhỏ của gió làm cho không khí thêm trong lành và mát mẻ."

Câu hỏi: Tìm và gạch dưới các tính từ trong đoạn văn trên.

Đáp án:

sớm, nhẹ, ấm, đỏ, rực rỡ, vui vẻ, phấn khởi, nhỏ, trong lành, mát mẻ

 

Bài 2: Viết câu văn có sử dụng tính từ

Viết các câu văn sau, mỗi câu có chứa ít nhất một tính từ:

Câu miêu tả một người bạn của bạn.

Câu miêu tả một cảnh vật thiên nhiên mà bạn yêu thích.

Câu miêu tả cảm xúc của bạn trong một tình huống đặc biệt.

Đáp án mẫu:

Câu miêu tả một người bạn:

"Lan là một cô gái rất thông minh và nhiệt tình trong công việc."

Câu miêu tả một cảnh vật thiên nhiên:

"Mặt trời lặn ở biển thật đẹp, với những sắc màu rực rỡ của bầu trời."

Câu miêu tả cảm xúc:

"Sau khi nhận được tin vui, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và phấn khởi."